QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ GHI NHÃN HÀNG HÓA SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực. Để góp phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định CPTPP thông qua quy tắc xuất xứ, ngày 22 tháng 01 năm 2019, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định và hướng dẫn thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP. Thông tư số 03/2019/TT-BCT gồm 5 Chương, 33 Điều và 9 Phụ lục. So với các FTA Việt Nam đã ký kết và tham gia, quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có nhiều điểm mới cả về nội dung và cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Thông tin chi tiết được đăng tải tại “Hiểu thế nào về De Minimis trong Quy tắc Xuất xứ”.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các quy định về hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý với mục tiêu phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng. Những quy định này bao gồm cách ghi nhãn, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm, thương hiệu hàng Việt Nam… Thông tin chi tiết về các nội dung này được đăng tải tại “Ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam – Một yêu cầu cấp bách”.

Tài liệu tham khảo:

1. Hiểu thế nào về De Minimis trong Quy tắc Xuất xứ. 

2. Ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam - Một yêu cầu cấp bách.