Tình hình thực hiện Chương trình khuyến công Giai đoạn 2016-2020

Chương trình khuyến công giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, từng bước góp phần đổi mới công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Việc hỗ trợ một phần kinh phí khuyến công đã tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh nhằm phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, tạo tiền đề cho xây dựng nông thôn mới.

Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất khẩu và đầu tư Thành Hóa 

Trong 5 năm(giai đoạn 2016 – 2020) đã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được 207 đề án  nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ 30.257,638 triệu đồng trong đó nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ cho 12 đề án với kinh phí hỗ trợ là 11.500 triệu đồng; nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 195 đề án với kinh phí hỗ trợ là 18.757,638 triệu đồng cụ thể:
Năm 2016: Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật(TDKT), chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản phẩm sạch hơn. Nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 18 đề án với tổng kinh phí thực hiện là 1.630 triệu đồng.
Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Hỗ trợ 05 đề án với tổng kinh phí 1.720 triệu đồng trong đó hỗ trợ từ nguồn khuyến công quốc gia 01 đề án cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ triển lãm với kinh phí thực hiện là 1.320 triệu đồng và hỗ trợ từ kinh phí khuyến công địa phương 04 đề án với kinh phí thực hiện là 400 triệu đồng chủ yếu là đề án hỗ trợ đầu tư phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm; Tham gia hội chợ triển lãm; Triển khai công tác chiêu thương.
Hỗ trợ cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công: Hỗ trợ 02 đề án, kinh phí 380 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương chủ yếu hỗ trợ hình thức tuyên truyền khác.
Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường 

Hỗ trợ 04 đề án với tổng kinh phí 1.060 triệu đồng trong đó hỗ trợ từ nguồn khuyến công địa phương 02 đề án quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp tổng kinh phí hỗ trợ 460 triệu đồng, 01 đề án kinh phí khuyến công quốc gia với kinh phí hỗ trợ 500 triệu đồng và 01 đề án hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương với kinh phí 100 triệu đồng.
Hỗ trợ 04 đề án với tổng kinh phí là 270 triệu trong đó 01 đề án hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia là Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công và 03 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương với kinh phí là 90 triệu đồng chủ yếu các đề án tập huấn công tác khuyến công, Tổ chức học tập kinh nghiệm trong nước, xây dựng hệ thống mạng lưới cộng tác viên khuyến công.
Về Phát triển nghề, làng nghề: Hỗ trợ 02 đề án với kinh phí 250,84 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương chủ yếu là tổ chức xét duyệt công nhận làng nghề, công nhận nghệ nhân và khen thưởng làng nghề, nghệ nhân là một trong những hoạt động nhằm tôn vinh, khen tặng, công nhận các nghệ nhân, làng nghề là rất cần thiết tạo động lực cho các cơ sở, làng nghề, nghệ nhân phát huy lợi thế cạnh tranh, phát huy bản sắc, duy trì bảo tồn nghề sẵn có ở địa phương đồng thời là căn cứ để các cơ quan quản lý đưa ra giải pháp bảo tồn phát huy, có kế hoạch hỗ trợ, công nhận và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống trong tiến trình phát triển nông thôn mới góp phần thúc đẩy công nghiêp nông thôn của tỉnh phát triển.
Năm 2017: Hỗ trợ đào tạo nghề 01 đề án đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động với kinh phí từ nguồn khuyến công địa phương là 60 triệu đồng.
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật(TDKT), chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản phẩm sạch hơn 
Nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 22 đề án với tổng kinh phí thực hiện là 2.230 triệu đồng.
Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn: Hỗ trợ 03 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương với tổng kinh phí 318,565 triệu đồng trong đó hỗ trợ 01 đề án cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ triển lãm với kinh phí thực hiện là 118,565 triệu đồng và hỗ trợ 01 đề án với kinh phí thực hiện là 100 triệu đồng tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và hỗ trợ 01 đề án với kinh phí thực hiện là 100 triệu đồng đầu tư phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm.

Hỗ trợ cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công: Hỗ trợ 03 đề án, kinh phí 376,5 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương chủ yếu hỗ trợ đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh;truyền hình, in ấn phẩm; hình thức tuyên truyền khác.
Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường: Hỗ trợ 01 đề án từ nguồn khuyến công địa phương với tổng kinh phí 250 triệu đồng quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp. 
Hợp tác quốc tế về khuyến công và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động khuyến công: Hỗ trợ 04 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương với kinh phí là 240 triệu đồng trong đó 01 đề án hỗ trợ xây dựng hệ thống mạng lưới cộng tác viên khuyến công với kinh phí là 30 triệu đồng, 01 đề án khảo sát đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các đơn vị thụ hưởng và các đơn vị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với kinh phí là 100 triệu đồng, 02 đề án tổ chức khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước với kinh phí là 110 triệu đồng.
Phát triển nghề, làng nghề: Hỗ trợ 03 đề án với kinh phí 195,09 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương chủ yếu là tổ chức xét duyệt công nhận làng nghề, công nhận nghệ nhân và khen thưởng làng nghề, nghệ nhân là một trong những hoạt động nhằm tôn vinh, khen tặng, công nhận các nghệ nhân, làng nghề là rất cần thiết tạo động lực cho các cơ sở, làng nghề, nghệ nhân phát huy lợi thế cạnh tranh, phát huy bản sắc, duy trì bảo tồn nghề sẵn có ở địa phương đồng thời là căn cứ để các cơ quan quản lý đưa ra giải pháp bảo tồn phát huy, có kế hoạch hỗ trợ, công nhận và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống trong tiến trình phát triển nông thôn mới góp phần thúc đẩy công nghiêp nông thôn của tỉnh phát triển, kiểm tra khảo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các làng nghề.
Năm 2018: Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp: Nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 02 đề án với kinh phí thực hiện là 158,4 triệu đồng trong đó 01 đề án Hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 80 học viên và 01 đề án Tổ chức hội thảo theo chuyên đề cho 175 học viên.
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật(TDKT), chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Hỗ trợ 23 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến với tổng kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ là 2.551 triệu đồng trong đó hỗ trợ từ nguồn khuyến công quốc gia 01 đề án với kinh phí hỗ trợ là 200 triệu đồng; hỗ trợ từ nguồn khuyến công địa phương là 22 đề án với kinh phí hỗ trợ là 2.351 triệu đồng. 
Hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: Hỗ trợ 01 đề án đánh giá sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp từ nguồn khuyến công địa phương với kinh phí hỗ trợ là 295,893 triệu đồng.
Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn: Hỗ trợ 02 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương với tổng kinh phí 176,35 triệu đồng trong đó hỗ trợ 01 đề án cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ triển lãm với kinh phí thực hiện là 124,30 triệu đồng và hỗ trợ 01 đề án với kinh phí thực hiện là 52,05 triệu đồng triển khai công tác chiêu thương.
Hỗ trợ cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công: Hỗ trợ 05 đề án, kinh phí 510 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 02 đề án Xây dựng chương trình truyền hình, truyền thanh với kinh phí thực hiện là 240 triệu đồng và 03 đề án hỗ trợ các hình thức tuyên truyền khác với kinh phí thực hiện là 270 triệu đồng.
 Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường: Hỗ trợ 01 đề án từ nguồn khuyến công địa phương với tổng kinh phí 135 triệu đồng học tập trao đổi kinh nghiệm về quản lý, phát triển CCN, PTCN. 
Hợp tác quốc tế về khuyến công và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động khuyến công: Hỗ trợ 04 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương với kinh phí là 170 triệu đồng trong đó 01 đề án hỗ trợ xây dựng hệ thống mạng lưới cộng tác viên khuyến công với kinh phí là 30 triệu đồng, 03 đề án tổ chức khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước với kinh phí là 140 triệu đồng.
Năm 2019: Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp: Nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 02 đề án với kinh phí thực hiện là 140 triệu đồng trong đó 01 đề án Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản lý và 01 đề án Tổ chức hội thảo theo chuyên đề.
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật(TDKT), chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Hỗ trợ 23 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến với tổng kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ là 3.600 triệu đồng trong đó hỗ trợ từ nguồn khuyến công quốc gia 03 đề án với kinh phí hỗ trợ là 900 triệu đồng; hỗ trợ từ nguồn khuyến công địa phương là 20 đề án với kinh phí hỗ trợ là 2.700 triệu đồng.
Hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: Hỗ trợ 01 đề án đánh giá sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp từ nguồn khuyến công địa phương với kinh phí hỗ trợ là 150 triệu đồng.

Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn: Hỗ trợ 03 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương với tổng kinh phí 320 triệu đồng trong đó hỗ trợ 01 đề án cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ triển lãm với kinh phí thực hiện là 150 triệu đồng, hỗ trợ 01 đề án với kinh phí thực hiện là 100 triệu đồng tổ chức bình chọn sản phẩm thủ công mỹ nghệ và hỗ trợ 01 đề án với kinh phí thực hiện là 70 triệu đồng đầu tư phòng trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm.
 Hỗ trợ cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công: Hỗ trợ 03 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương với kinh phí thực hiện là 300 triệu đồng cho các hình thức tuyên truyền khác.

Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường: Hỗ trợ 01 đề án từ nguồn khuyến công quốc gia với tổng kinh phí 5.500 triệu đồng hỗ trợ đầu tư  xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.

Hợp tác quốc tế về khuyến công và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động khuyến công: Hỗ trợ 04 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương với kinh phí là 200 triệu đồng trong đó 01 đề án hỗ trợ xây dựng hệ thống mạng lưới cộng tác viên khuyến công với kinh phí là 30 triệu đồng, 02 đề án tổ chức khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước với kinh phí là 110 triệu đồng và 01 đề án hỗ trợ tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công với kinh phí là 60 triệu đồng.
Phát triển nghề, làng nghề: Hỗ trợ 03 đề án với kinh phí 190 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương chủ yếu là tổ chức xét duyệt công nhận làng nghề, công nhận nghệ nhân và khen thưởng làng nghề, nghệ nhân là một trong những hoạt động nhằm tôn vinh, khen tặng, công nhận các nghệ nhân, làng nghề là rất cần thiết tạo động lực cho các cơ sở, làng nghề, nghệ nhân phát huy lợi thế cạnh tranh, phát huy bản sắc, duy trì bảo tồn nghề sẵn có ở địa phương đồng thời là căn cứ để các cơ quan quản lý đưa ra giải pháp bảo tồn phát huy, có kế hoạch hỗ trợ, công nhận và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống trong tiến trình phát triển nông thôn mới góp phần thúc đẩy công nghiêp nông thôn của tỉnh phát triển, học tập kinh nghiệm phát triển nghề, làng nghề tại một số tỉnh miền Bắc.
Năm 2020: Hỗ trợ đào tạo nghề: Hỗ trợ 01 đề án đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động với kinh phí từ nguồn khuyến công địa phương là 200 triệu đồng.
Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp: Nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 01 đề án với kinh phí thực hiện là 60 triệu đồng.
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật(TDKT), chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Hỗ trợ 20 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến với tổng kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ là 2.580 triệu đồng trong đó hỗ trợ từ nguồn khuyến công quốc gia 03 đề án với kinh phí hỗ trợ là 800 triệu đồng; hỗ trợ từ nguồn khuyến công địa phương là 17 đề án với kinh phí hỗ trợ là 1.780 triệu đồng.
Hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: Hỗ trợ 02 đề án từ nguồn khuyến công địa phương trong đó 01 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất vôi bột với kinh phí hỗ trợ là 270 triệu đồng và 01 đề án hỗ trợ cơ sở sử dụng năng lượng cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh với kinh phí là 50 triệu đồng.
Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Hỗ trợ 03 đề án với tổng kinh phí 2.390 triệu đồng trong đó hỗ trợ từ nguồn khuyến công quốc gia 01 đề án cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ triển lãm với kinh phí thực hiện là 2.100 triệu đồng và hỗ trợ từ kinh phí khuyến công địa phương 02 đề án với kinh phí thực hiện là 290 triệu đồng chủ yếu là đề án hỗ trợ tham gia hội chợ trong nước; Triển khai công tác chiêu thương.
Hỗ trợ cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công: Hỗ trợ 02 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương với kinh phí thực hiện là 300 triệu đồng cho hỗ trợ xây dựng dữ liệu cơ sở công nghiệp nông thôn và đề án tuyên truyền hoạt động công thương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường: Hỗ trợ 01 đề án từ nguồn khuyến công quốc gia với tổng kinh phí 1.000 triệu đồng hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp Đồng Hướng mở rộng.
Hợp tác quốc tế về khuyến công và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động khuyến công: Hỗ trợ 04 đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương với kinh phí là 270 triệu đồng trong đó 01 đề án hỗ trợ xây dựng hệ thống mạng lưới cộng tác viên khuyến công với kinh phí là 30 triệu đồng, 01 đề án tổ chức khảo sát các đơn vị thụ hưởng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương giai đoạn 2016-2020 với kinh phí là 100 triệu đồng, 01 đề án hỗ trợ tổ chức hội nghị đánh giá tổng kết về hoạt động khuyến công với kinh phí là 60 triệu đồng và 01 đề án khảo sát học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công và quản lý cụm công nghiệp với kinh phí là 80 triệu đồng.
Phát triển nghề, làng nghề: Hỗ trợ 01 đề án với kinh phí 80 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương là học tập kinh nghiệm phát triển nghề tại một số tỉnh miền Nam.
                                                                          Bài viết và ảnh: Vũ Thu Trang – Phòng Khuyến công Tiết kiệm năng lượng.