Với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Sở Công Thương được thành lập theo Quyết định số 156/QĐ-SCT do Đồng chí Giám đốc Sở làm Trưởng Ban, Kế hoạch xác định rõ trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Các thành việ Ban Chỉ đạo của Sở cần tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với Văn Phòng Sở và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đề ra giải pháp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực để thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 106/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh về phát triển thương mại điện tử, thương mại số ngành Công Thương trong năm 2022.
Kế hoạch đã đặt ra một số mục tiêu: Tỷ lệ Thủ tục hành chính của Sở được cập nhật, cung cấp trên Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử của tỉnh đạt 100%; Tỷ lệ Thủ tục hành chính của Sở đủ điều kiện được đưa lên mức độ 3,4 đạt 100%; Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến của Sở được cập nhật và kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia đạt 100%; Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trực tuyến đạt 85% trở lên; Tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ thục hành chính đạt 100%; Tỷ lệ báo cáo của Sở được thực hiện trực tuyến qua Hệ thống Quản lý Văn bản và điều hành và Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và Chính phủ đạt 100%; Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh ứng dụng Thương mại điện tử bán hàng trực tuyến và quảng bá thương hiệu sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Kế hoạch đã đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tổ chức thực hiện: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu nhiệm vụ về Chuyển đổi số: Căn cứ vào nội dung, yêu cầu tại Kế hoạch số 106/KH-BCĐ ngày 24/5/2022 của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh về hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình năm 2022; Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 20/02/2022 của UBND tỉnh về phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Ninh Bình năm 2022, Văn phòng Sở chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai và đôn đốc các phòng chuyên môn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao năm 2022 đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu; Thực hiện thí điểm Chính quyền số: Văn phòng Sở phối hợp chặt chẽ với Sở TTTT và các cơ quan chức năng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai các nhiệm vụ thí điểm Chính quyền số tại cơ quan Sở Công Thương trong năm 2022 đạt được nhiều kết quả; Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân, doanh nghiệp nộp và nhận hồ sơ trực tuyến: Văn phòng Sở chỉ đạo Bộ phận Cải cách hành chính của Sở phối hợp với các cơ quan chức năng đưa các tin, bài, ảnh, pano… trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền sâu rộng đến người dân và doanh nghiệp biết và thực hiện giải quyết thủ tục hành chính hoàn toàn trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia; Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử và xây dựng website: Phòng Xuất nhập khẩu phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng: Hỗ trợ 04 doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia gian hàng Việt trên các sàn thương mại điện tử trong nước, hỗ trợ 01 doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử Alibaba và 04 doanh nghiệp, Hợp tác xã xây dựng website TMĐT bán hàng từ 2 ngôn ngữ trở lên; Phòng Xuất nhập khẩu phối hợp với các phòng chuyên môn và các cơ quan chức năng tổ chức quảng bá giới thiệu Chương trình thường niên “Ngày mua sắm trực tuyến” kích cầu mua sắm online, thanh toán không dùng tiền mặt, treo băng rôn trên các tuyến phố chính, trục đường chính tại Thành phố Ninh Bình.
Căn cứ vào Kế hoạch này, các phòng, đơn vị trực thuộc Sở có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Sở và các cơ quan chức năng nghiêm túc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo 100% các nhiệm vụ sẽ hoàn thành trong năm 2022.
Trịnh Đình Hoàn – VP Sở