Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện Cục Công Thương địa phương báo cáo kết quả đạt được sau 05 năm thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 và02 năm thực hiện Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020của Chính phủ; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các kiến nghị, giải pháp thực hiện trong thời gian tới; phát biểu tham luận của các đại biểu đại diện cho UBND các tỉnh/ thành phố, Sở Công Thương và chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.Theo đó,tính đến tháng 6 năm 2022, cả nước có 1.038 CCN được thành lập với tổng diện tích 37.987ha; 1.013 CCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 35.990ha; có 702 CCN với tổng diện tích 24.816ha đã được phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng, tổng nhu cầu vốn đầu tư 146.600 tỷ đồng; có 748 CCN với tổng diện tích 23.950ha đi vào hoạt động, thu hút các dự án đầu tư, tổng diện tích đất công nghiệp 18.141ha, trong đó đất công nghiệp đã cho thuê 11.742ha; các CCN thu hút khoảng 13.000 dự án với vốn đăng ký đầu tư 315.650 tỷ đồng, thu hút 759.600 lao động; có 171 CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ghi nhận: Nghị định 68, Nghị định 66 đã góp phần thúc đẩy phát triển CCN, giúp công tác quản lý bài bản và hiệu quả hơn. Từ đó, tạo động lực cho phát triển ngành công nghiệp nói chung và tiểu thủ công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên trong quá trình thực thi, có 1 số nội dung phát sinh từ sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật, thực tiễn và những tồn tại từ lịch sử, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung 2 nghị định trên. Thứ trưởng cũng đồng thời phác ra những nét cơ bản trong định hướng sửa đổi Nghị định 66 và Nghị định 68. Cụ thể, về công tác quy hoạch sẽ cố gắng tích hợp đồng bộ và đơn giản hoá tối đa thủ tục hành chính.Nội dung liên quan đến thành lập CCNsẽ kế thừa tinh thần Nghị định 66, Nghị định 68 để đồng bộ quy trình thành lập. Đồng thời hỗ trợ tối đa và cao nhất cho nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhà đầu tư thứ cấp.Coi trọng yếu tố lựa chọn để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cùng đó tận dụng ưu thế địa phương, sử dụng hiệu quả cao nhất tài nguyên đất, trong đó ưu tiên thu hút các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao.
Trong thời gian tới, Sở Công Thương Ninh Bình sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020của Chính phủđể khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành về quản lý CCN, đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm nhiều hơn nữa cho cơ quan quản lý nhà nước về Công Thương địa phương để có công cụ, điều kiện thực hiện vai trò, chức năng đầu mối quản lý các CCN trên địa bàn tỉnh.
Bùi Hoàng Hải - phòng CN