Các hành vi vi phạm bao gồm: Vi phạm các quy định của pháp luật về hải quan;Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;Vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;Vi phạm các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan không được quy định tại Nghị định này mà được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các văn bản đó.
Đối tượng áp dụng các quy định tại Nghị định này bao gồm: Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tổ chức, cá nhân bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Hình thức phạt cảnh cáo chỉ áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
Về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Ngoài hình thức xử phạt chính tổ chức, cá nhân còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Thẩm quyền lập Biên bản vi phạm; xử phạt vi phạm; nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quảđược quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32bao gồm: UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Hải quan; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2020 và thay thế Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Nội dung chi tiết của Nghị định 128/2020/NĐ-CP xem tại đây.
Tin tức: Đỗ Thị Giàn - Thanh tra Sở