Một số nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14)

Ngày 13/11/2020, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14). Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022. 

Về bố cục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm 03 Điều, bao gồm:
- Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính (gồm 75 khoản);
- Điều 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 163 của Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13 và Luật số 23/2018/QH14).
- Điều 3. Hiệu lực thi hành. 
Với 75 khoản tại Điều 1, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung nội dung của 67/142 điều, bổ sung mới 04 điều, bãi bỏ 03 điều của Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành. Luật số 67/2020/QH14 đã tập trung sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung cơ bản, quan trọng của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC) như: Mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực; thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đối tượng và điều kiện, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính… theo hướng bảo đảm tính kịp thời, thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật và bảo đảm ý nghĩa răn đe, phòng ngừa của các chế tài xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta. 
Cùng với các quy định tăng mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực (như: Giao thông đường bộ; phòng, chống tệ nạn xã hội; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; giáo dục; điện lực; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thủy lợi; báo chí; kinh doanh bất động sản..); hay việc bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực như: Đối ngoại; cứu nạn, cứu hộ; an toàn thông tin mạng; kiểm toán nhà nước, cản trở hoạt động tố tụng; Luật số 67/2020/QH14 bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc các lực lượng, cơ quan như: Kiểm ngư; Ủy ban Cạnh tranh quốc gia; Kiểm toán nhà nước... sẽ góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương hành chính; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay./. 
Chi tiết Luật số 67/2020/QH14  xem tại đây

Nguyễn Lý- Thanh tra Sở
 

Các bài viết đã đăng

Kết quả kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung thu năm 2024

Giới thiệu một số nội dung của Thông tư số 15/2024/TT-BCT ngày 06/9/2024 của Bộ Công Thương

Kết quả thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Đảng ủy Sở Công Thương tổ chức quán triệt Quy định 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới

Kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh rượu, thuốc lá

Công bố Kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Công ty TNHH năng lượng Đất Việt Ninh Bình

Kết quả kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

Kết quả thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động hoá chất tại Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định việc lập, quản lý hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo