Một số nội dung Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính

Ngày 23/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 và thay thế cho Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. 

Nghị định bao gồm 5 chương và 43 điều, Nghị định quy định về: Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; Áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính; Quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính... Ngoài ra, Nghị định 118/2021/NĐ-CP cũng quy định về hệ thống biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính…..
So với các văn bản quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính trước đây, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP có các nội dung được quy định chi tiết, cụ thể hơn, đồng thời bổ sung nhiều quy định mới phù hợp với các văn bản QPPL hiện hành, cụ thể: 

Nghị định 118/2021/NĐ-CP đã bổ sung quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính: theo đó việc lựa chọn văn bản QPPL để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 7).

Bổ sung quy định cụ thể về việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (tại Khoản 1, Điều 8).

Nghị định cũng quy định cụ thể: về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính; Ký biên bản vi phạm hành chính; giao Biên bản vi phạm hành chính...

Tại điều 13, quy định về việc hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính: người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) tự mình hoặc theo yêu cầu của người khác phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp: Không đúng đối tượng vi phạm (quy định mới); Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định; Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định; Trường hợp giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính (quy định mới); Trường hợp xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng, áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính (quy định mới); Trường hợp giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Trường hợp có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm; Trường hợp không ra quyết định xử phạt.
Chi tiết xem tại đây


Nguyễn Lý – Thanh tra Sở