Một số nội dung nổi bật của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 đã được Quốc hội khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2019. Luật bao gồm VII Chương và 35 Điều, trong đó gồm một số nội dung nổi bật như sau:

1.    Biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia.
2.    Biện pháp quản lý việc cung cấp rượu bia.
3.    Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.
4. Quản lý nhà nước, và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Luật quy định nhóm các hành vi bị nghiêm cấm, tại Điều 5: Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu bia, gồm:
    - Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia.
    - Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
    - Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
    - Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
    - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước , trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
    - Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
    - Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
    - Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về sự ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
    - Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
    - Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ chợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
    - Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
    - Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
    - Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Luật cũng quy định các địa điểm không được uống rượu, bia (Điều 10) và địa điểm không được bán rượu, bia (Điều 19) gồm:
    - Cơ sở y tế.
    - Cơ sở giáo dục.
    - Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
    - Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
    - Cơ sở bảo trợ xã hội.
    - Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gin làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
    - Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.
Luật quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 34):
 - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức.
- Người đứng đầu tổ dân phố, khu phố, khối phố, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, tổ chức tại cơ sở, cộng đồng tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định tại Điều 24 của Luật này.
- Người đứng đầu, người quản lý, điều hành địa điểm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
+ Nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này; từ chối cung cấp dịch vụ nếu người vi phạm tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở, yêu cầu;
+ Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều hành.
Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Trong 02 năm kể từ khi luật này có hiệu lực việc cấp phép sản xuất rượu thủ công quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và đăng ký sản xuất rượu thủ công quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này không phải nộp phí, lệ phí./. 

Chi tiết Luật xem tại đây.


Lê Trọng Luân - Thanh tra Sở
 

Các bài viết đã đăng

Kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra năm 2025 của Sở Công Thương Ninh Bình

Thông báo Lịch tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình năm 2025

Kết quả thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động điện lực tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình

Ban hành Thông tư Quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình

Công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực dầu khí, lưu thông hàng hóa trong nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình

Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực điện lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình

Công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực xúc tiến thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình

Công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương

Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình