Tăng cường công tác phát triển và quản lý đối với các chợ trên địa bàn tỉnh

Những năm qua, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khởi sắc; hạ tầng thương mại nói chung, mạng lưới chợ nói riêng có bước phát triển tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hóa, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Đến nay trên địa bản tỉnh có 02 trung tâm thương mại, 09 siêu thị, 24 cửa hàng điện máy (tương đương siêu thị hạng 3 chưa phân hạng), 110 Chợ hạng II, III.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác phát triển và quản lý Chợ của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nhiều nội dung quản lý chợ còn chưa được triển khai đầy đủ, chưa niêm yết giá thu phí thuê điểm kinh doanh, vệ sinh môi trường, chưa xây dựng phương án bố trí sắp xếp ngành hàng kinh doanh,.. ; tình trạng họp chợ tự phát trên vỉa hè, đường giao thông vẫn còn diễn ra; công tác phát triển chợ chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng,… dẫn đến một số chợ hoạt động chưa hiệu quả, không đúng công năng, mục tiêu của chợ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây phức tạp tình hình an ninh trật tự của địa phương.
Công tác quản lý, kinh doanh, khai thác chợ hiện nay còn nhiều bất cập vì một số các quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ; Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ, đến nay không còn phù hợp với thực tế.
Trước thực trạng trên, để có cơ sở đánh giá đúng hiện trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về phát triển và quản lý chợ qua đó có giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các chợ trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập 02 Đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra trực tiếp  đối với 38/106 chợ hạng III trên địa bàn các huyện, thành phố. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc tuân thủ các quy định về hoạt động kinh doanh khai thác và quản lý chợ; việc thực hiện nội quy chợ, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện các quy định về đầu tư, xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ;... Qua kiểm tra thực tế tại các chợ, Đoàn kiểm tra đã lập biên bản chỉ ra các ưu điểm và tồn tại hạn chế trong việc chấp hành các quy định pháp luật về phát triển và quản lý chợ, cụ thể: 
Các chợ trên địa bàn tỉnh phần lớn là chợ hạng III, chợ dân sinh thuộc UBND xã, phường quản lý, hoạt động theo phiên hoặc chủ yếu vào các buổi sáng các ngày trong tuần, nhìn chung các chợ được kiểm tra đều cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm, giao thương hàng hóa của nhân dân trên địa bàn. UBND xã, phường đã thành lập ban quản lý hoặc tổ quản lý chợ, thực hiện treo bảng tên chợ, ban hành nội quy chợ; quan tâm thực hiện công vệ sinh môi trường, 70% chợ đã triển khai và tiếp nhận bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh của các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ theo Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 17/5/6/2022 của UBND tỉnh về phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước về ATTP thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; tổ chức ký hợp đồng với các điểm kinh doanh trong chợ. 

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình hoạt động tại chợ Rền, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư

Tuy nhiên, công tác quản lý, kinh doanh, khai thác chợ của các xã/phường đối với chợ hạng III còn nhiều hạn chế: một số ban quản lý chợ chưa ký hợp đồng với các thương nhân sử dụng các điểm kinh doanh trong chợ theo quy định, hợp đồng chưa đầy đủ, không niêm yết giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ; việc thu phí sử dụng diện tích bán hàng chưa căn cứ vào Quyết định 07/2018/QĐ-UBND ngày 16/5/2018 của UBND tỉnh; không có hồ sơ, sổ sách, chứng từ theo dõi thu chi tài chính chợ, chưa thực hiện đúng quy định tại Điều 15 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Thông tư 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ tài chính. Không xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toán thu, chi kinh phí hoạt động của chợ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; công tác phòng cháy chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức, nhiều chợ thiếu hồ sơ về phòng cháy chữa cháy (như Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC của các thành viên Đội phòng cháy chữa cháy; công tác phát triển chợ chưa thực đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng. 
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển và quản lý Chợ trên địa bàn tỉnh, qua kiểm tra Sở Công Thương đã chỉ đạo tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất:Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng liên quan, UBND các huyện, thành phố trong việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về phát triển và quản lý Chợ theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ  và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.
Thứ hai: Chỉ đạo phòng Thương mại tham mưu ban hành các Văn bản số 875/SCT-TM ngày 19/5/2023 và Văn bản số 1291/SCT-TM ngày 11/7/2023 về việc đề nghị UBND các huyện, thành phố tổ chức thống kê, rà soát việc xây dựng nội quy chợ và phê duyệt nội quy chợ trên địa bàn đảm bảo theoddungs quy định.
Thứ ba: Đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với  các chợ thuộc phân cấp quản lý; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn qua đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với các Chợ không chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật về phát triển và quản lý chợ.
Thứ tư: Giao Phòng Thương Mại tiếp tục chủ trì phối hợp với UBND các huyện/thành phố tổng hợp kết quả kiểm tra, rà soát,  đánh giá hiện trạng công tác phát triển và quản lý chợ, qua đó tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển chợ trên địa bàn tỉnh.
Thứ năm: Tổ chức tham quan, nghiên cứu, học tập các mô hình quản lý chợ hiệu quả tại các tỉnh, thành phố có chợ phát triển.
Thứ sáu: Đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế một số nội dung  quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ vàNghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ, cho phù hợp với thực tế để công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh, khai thác chợ đạt hiệu quả./.

                                       Tin và ảnh: Nguyễn Thắm - P. Thanh tra
 

Các bài viết đã đăng

Đảng ủy Sở Công Thương tổ chức quán triệt Quy định 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới

Kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh rượu, thuốc lá

Công bố Kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Công ty TNHH năng lượng Đất Việt Ninh Bình

Kết quả kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

Kết quả thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động hoá chất tại Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định việc lập, quản lý hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khuyến công

Kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm