Theo đó, Sở Công Thương đã chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu, các kiến thức về an toàn thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm rượu; không uống rượu khi không rõ nguồn gốc, xuất sứ; cách phát hiện và phòng ngừa ngộ độc rượu; Công khai trên trang Web của Sở về những cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm, không có giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu theo quy định, vi phạm các quy định hiện hành trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu. Tuyên truyền, phổ biến để nhân dân nâng cao nhận thức về nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng rượu và sử dụng rượu có hàm lượng các chất có hại vượt mức cho phép; hướng dẫn người tiêu dùng chỉ sử dụng những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định.
Cửa hàng bán buôn rượu Quỳnh Hương NB, phường Đông Thành, TP Ninh Bình
Tổ chức chương trình thí điểm nâng cao năng lực quản lý sản xuất rượu thủ công trên địa bàn tỉnh với các chuỗi Hoạt động như Lễ phát động chiến dịch tự nguyện kê khai, đăng ký, làm thủ tục cấp giấy phép sản xuât rượu thủ công; tổ chức tập huấn về các quy định của pháp luật về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu cho cán bộ chuyên trách các cấp tại địa phương; khảo sát các hộ gia đình sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh…Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01 cơ sở sản xuất rượu công nghiệp, 15 cơ sở sản xuất rượu thủ công. Sở Công Thương Ninh Bình đã cấp 8 Giấy phép bán buôn rượu cho thương nhân bán buôn; UBND các huyện, thành phố đã cấp 111 Giấy phép bán lẻ rượu cho thương nhân bán lẻ.
Qua quá trình triển Nghị định số 105/2017/NĐ-CP và các văn bản chỉ đạo điều hành của Trung ương và địa phương nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh đã thay đổi tích cực, ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh rượu được nâng cao rõ rệt từ đó việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất kinh, doanh rượu đã đi vào nề nếp.
Tin và ảnh: Hoàng Anh - P.TM