Sở Công thương triển khai các biện pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Năm 2021, Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Bên cạnh việc phòng, chống dịch Covid-19, Sở Công thương tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh về lưu thông hàng hóa, Sở Công thương đã ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo cung cầu, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, bình ổn thị trường, hỗ trợ dự trữ hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên Đán; Xây dựng và tổ chức triển khai đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu ứng phó với Dịch Covid-19 Trên địa bàn tỉnh; Tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chủ động thông tin, hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; Kế hoạch số 720/KH-SCT ngày 07/6/2021 về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống Dịch Covid-19; Công văn số 125/SCT-KHTCTH ngày 02/02/2021 về việc tăng cường chỉ đạo, kiểm soát việc đánh giá nguy cơ lây nhiểm dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; ban hành văn bản về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của Dịch Covid-19 đợt 3.

 Ảnh: Siêu thị GO! Ninh Bình


Sở Công thương tổ chức Đoàn công tác kiểm tra, tình hình thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn tỉnh, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh; Phối hợp với các ngành chức năng triển khai các biện pháp cấp bách phòng dịch theo chỉ đạo của UBND tỉnh; Thường xuyên theo dõi nắm sát tình hình cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu nhất là các thời điểm nhạy cảm như Lễ, Tết và trong thời gian dịch bệnh… 
Thị trường hàng hóa trong tỉnh không có biến động lớn, các mặt hàng thực phẩm thiết yếu (gạo, thịt, hải sản, rau, củ quả …) nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá bán tương đối ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh năm 2021 ước đạt 41.442 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm trước và vượt 2,3% so với kế hoạch năm). Trong đó, riêng doanh thu bán lẻ hàng hoá  đạt 33,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1 % so với năm trước.
Sở tích cực triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính Phủ tăng cường thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới và Kế hoạch của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh triển khai Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; Kế hoạch triển khai chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 trong đó có các nhiệm vụ gắn với cuộc vận động ‘‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’. 
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 305/KH-BCĐ389: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó của người tiêu dùng với những tác động từ hành vi tiêu cực trong hoạt động thương mại điện tử. Sở Công thương phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến các quy định mới về thương mại điện tử; tổ chức Đoàn kiểm tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong thiết lập website thương mại điện tử đối với một số doanh nghiệp.
Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm cũng được chú trọng: Trong năm 2021, Sở Công thương đã kiểm tra 55 cơ sở sản xuất kinh doanh, tổng số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính 10 cơ sở với tổng số tiền xử phạt là 38.000.000 đồng. 
Nhìn chung thị trường hàng hóa trong tỉnh tương đối ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, không xảy ra hiện tượng sốt giá hoặc khan hiếm hàng hóa, ngăn chặn có hiệu quả đối với các hành vi đầu cơ găm hàng, hoạt động mua vét, gây lũng đoạn thị trường. Qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


Đinh Thị Thúy - Phòng Thương mại