Theo đó, Quyết định gồm 5 Điều, theo đó một số nội dung đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, Sở Công Thương được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở để cấp mới, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là ATTP) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã; Tiếp nhận bản sao Giấy chứng nhận (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) còn hiệu lực; Tiếp nhận, lưu trữ bản cam kết đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; Kiểm tra, theo dõi, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được uỷ quyền quản lý.
Đoàn liên ngành kiểm tra ATTP trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Duy Phương
Thứ hai, ủy quyền cho Phòng Kinh tế (hoặc Kinh tế hạ tầng) các huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, lưu trữ bản cam kết đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể; Cơ sở kinh doanh thực phẩm trong các chợ hạng II, cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối; Kiểm tra, theo dõi, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được uỷ quyền quản lý.
Thứ ba, phân cấp cho UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, lưu trữ bản cam kết đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhỏ lẻ không thực hiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể và không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật; Cơ sở kinh doanh thực phẩm trong các chợ hạng III; Kiểm tra, theo dõi, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân cấp quản lý.
Thứ tư, Quyết định cũng quy định rõ - (1)Sở Công Thương chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về ATTP theo nhiệm vụ đã được uỷ quyền quản lý; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của UBND cấp huyện, cấp xã về lĩnh vực ATTP; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức quy định pháp luật về ATTP; thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về ATTP theo nội dung ủy quyền; (2)UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về ATTP trên địa bàn huyện; Bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn; Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Tổ chức thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về ATTP theo quy định; (3)UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện về ATTP trên địa bàn quản lý; Tổ chức, điều hành Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP cấp xã; Chủ động, phối hợp với các tổ chức tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về ATTP đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; (4)Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/6/2022 và thay thế Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 02/8/2019 của UBND tỉnh phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chi tiết Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND xem tại đây./.
Thu Hương - phòng Thương mại