Công ty TNHH May Nien hsing Ninh Bình. Ảnh Minh Tuấn.
Theo quyết định trên tỉnh Ninh Bình có 16 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, bao gồm: Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty TNHH Tập đoàn Thevissai, Công ty TNHH MTV Xi măng Tam Điệp, Chi nhánh Công ty TNHH Duyên Hà – Nhà máy Xi măng Duyên Hà, Công ty cổ phần Xi măng Hệ Dưỡng, Công ty cổ phần Xi măng Hướng Dương, Công ty TNHH Giầy Adora Việt Nam, Nhà máy cán Thép chất lượng cao Tam Điệp (Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam), Nhà máy kính nổi Tràng An, Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình, Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình, Công ty TNHH MCNEXVINA, Công ty TNHH May Nien hsing Ninh Bình, Công ty cổ phần Ô tô Thành Công Ninh Bình (Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công Việt Nam), Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình và Công ty TNHH Chang xin Việt Nam.
Tại Điều 33, Điều 34 và Điều 35 của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định rất rõ về trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, việc thực hiện kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và điều kiện, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
Trong những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm đã thực hiện tương đối tốt các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việc chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản có liên quan trong Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm cũng chính là giải pháp để cơ sở giảm thiểu chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và chất lượng dịch vụ.
Chi tiết Quyết định xem tại đây.
Nguyễn Văn Tiến – Trưởng Phòng QLNL