Sở Công Thương Ninh Bình tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình, Sở Công Thương tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Công Thương đã triển khai Nghị quyết 26-NQ/TW đến các phòng, đơn vị, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, cụ thể hóa chủ trương, định hướng và nội dung của Nghị quyết trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình công tác của ngành thương Ninh Bình và đạt được một số kết quả cụ thể:

Trong những năm qua, công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được ngành công thương chú trọng, Sở Công thương đã tập trung nâng cao hiệu quả công tác khuyến công, phát triển công nghiệp nông thôn góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; chú trọng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn nhằm thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới, tính đến cuối năm 2020 đã có 17 cụm công nghiệp được thành lập với diện tích 602,81 ha, 14 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 509,90 ha, 184 dự án đã đầu tư trong các cụm công nghiệp với tổng số vốn đăng ký 15.127,32 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 34.000 lao động chủ yếu là lao động địa phương.

Ảnh: Khu trưng bày sản phẩm tại Hội nghị Bồi dưỡng kiến thức về Chương trình OCOOP

và kết nối các sản phẩm tham gia Chương trình OCOOP và chuỗi bán lẻ

Sở đã triển khai thực hiện tốt công tác phát triển nghề, làng nghề, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Đến năm 2021, toàn tỉnh có 75 làng nghề và 02 nghề truyền thống được công nhận. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề tiếp tục duy trì, phát triển với sự đa dạng về lĩnh vực ngành nghề. Tổng số hộ, lao động tham gia làm nghề tại các làng nghề được công nhận đến năm 2018 khoảng 13.593 hộ với 24.364 lao động; giá trị sản xuất nghề ước đạt 900 tỷ đồng, thu nhập bình quân từ hoạt động nghề ước đạt 2 triệu đồng/người/tháng.
Công tác đầu tư phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có sự chuyển biến tích cực, hệ thống chợ được quan tâm đầu tư, cải tạo nâng cấp, xây dựng mới bằng nhiều nguồn vỗn khác nhau như: vốn xây dựng nông thôn mới, vốn ngân sách, vốn xã hội hóa... phục vụ nhu cầu của người dân và đáp ứng tiêu chí nông thôn mới. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 85 chợ nông thôn trong tổng số 109 chợ. Hệ thống chợ được phân bổ ngày càng phù hợp, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng từng bước được nâng cao, tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy dần được khắc phục, chợ truyền thống ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân nông thôn nhất là các mặt hàng thiết yếu cho đời sống và sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh tổng hợp ở khu vực nông thôn phát triển nhanh trong thời gian qua tại các trung tâm cụm xã, cũng đã góp phần đáng kể vào đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Sở Công Thương đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đôn đốc, hướng dẫn các xã đăng ký đạt chuẩn nông thông mới hoàn thiện Tiêu chí 4 (điện nông thôn) và Tiêu chí 7 (cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn). Hiện nay lưới điện đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, quản lý kinh doanh bán điện đảm bảo nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế xã hội trên các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng bãi ngang; Sở đã tích cực chỉ đạo các huyện, thành phố đẩy mạnh đầu tư hạ tầng thương mại nông thôn, trong đó chú trọng thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, đi đôi với đổi mới hình thức quản lý chợ. Đến nay đã có 106/116 xã đạt Tiêu chí số 4 và Tiêu chí số 7; 03 huyện được công nhận hoàn thành tiêu chí nông thôn mới và 01 thành phố (thành phố Tam Điệp) được công nhận hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.
Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW đã đạt được nhiều kết quả, qua đó góp phần cải thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu trên địa bàn nông thôn được theo hướng đồng bộ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế xã hội theo hướng văn minh, hiện đại.


Bài viêt và ảnh: Đinh Thị Thúy - Phòng Quản lý thương mại
 

Các bài viết đã đăng

Kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra năm 2025 của Sở Công Thương Ninh Bình

Thông báo Lịch tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình năm 2025

Kết quả thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động điện lực tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình

Ban hành Thông tư Quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình

Công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực dầu khí, lưu thông hàng hóa trong nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình

Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực điện lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình

Công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực xúc tiến thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình

Công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương

Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình