UBND Tỉnh Ninh Bình phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, định hướng đến năm 2035

Ngày 20/7/2023, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 524/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Theo đó, Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp của tỉnh tập trung vào theo 03 trụ cột chính, cụ thể: (1) Phát triển các ngành/lĩnh vực công nghiệp chủ lực: Tập chung phát triển các ngành/lĩnh vực (Ngành cơ khí, chế tạo tập trung phát triển sản xuất, lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ các ngành kinh tế; ngành thiết bị điện, điện tử, tin học tập trung phát triển sản xuất điện tử, điện gia dụng và sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao); (2) Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ các nhóm ngành cơ khí, chế tạo (bao gồm: sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô, gia công cơ khí, phụ tùng cho máy móc thiết bị, ...); công nghiệp hỗ trợ ngành thiết bị điện, điện tử, tin học (bao gồm nhóm sản phẩm: linh kiện điện tử, thiết bị điện, sản phẩm công nghệ cao, ...); công nghiệp hỗ trợ ngành ngành chế biến nông lâm thuỷ sản, thực phẩm và đồ uống; dệt may và da giầy (bao gồm nhóm sản phẩm: bao bì, vỏ lon/hộp, khóa, chỉ may, chỉ khâu, bông tấm, dệt, mex dệt, mex không dệt, đế giầy, mũ giầy, ...); (3) Phân bố lại không gian phát triển công nghiệp theo hướng tập trung vào các khu vực tập trung công nghiệp có thuận lợi về hạ tầng giao thông, logictics và lưu thông hàng hóa và bảo đảm hài hòa với phát triển du lịch.

Lắp ráp ô tô tại Nhà máy sản xuất ô tô Huyndai Thành Công Việt Nam

, KCN Gián Khẩu huyện Gia Viễn. Ảnh: Duy Phương

Để hoàn thành nhiệm vụ trên, Đề án đã đưa ra các  nhóm giải pháp chủ yếu sau: (1) Tăng cường xây dựng, hoàn thiện và thực thi hiệu quả chính sách, cơ chế phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình; (2) Đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực; (3) Tăng cường huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực; (4) Đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp; (5) Đẩy mạnh đầu tư, chuyển giao công nghệ cao, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phát triển công nghiệp; (6) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0; (7) Tăng cường liên kết ngành, liên kết vùng cho phát triển công nghiệp; (8) Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho phát triển công nghiệp; (9) Đẩy mạnh phát triển thị trường công nghiệp; (10) Định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống logistics.
Toàn văn nội dung Quyết định tại đây./.


Bùi Hoàng Hải - Phòng CN

Các bài viết đã đăng

Sở Công Thương tổ chức Đoàn công tác Học tập kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại các tỉnh Tây Bắc

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP NGÀY 15/3/2024 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP

Mời tham gia Cuộc thi Bàn tay vàng thêu ren tỉnh Ninh Bình năm 2024

Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Sở Công Thương Ninh Bình tổ chức Huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp

Sở Công Thương Ninh Bình tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm năm 2024

Ninh Bình tham dự Hội nghị trực tuyến giao ban định kỳ về các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối

Sở Công Thương ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Sở Công Thương khảo sát dự án di chuyển đường dây 0,4kV và đường dây 22kV thuộc các lộ 471 trạm 110kV Gián Khẩu, lộ 472E23.14, lộ 973 TG Bái Đính tại huyện Gia Viễn