Lĩnh vực | Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện |
Cơ quan thực hiện | Sở Công Thương, UBND tỉnh. |
Cách thức thực hiện | - Gửi qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh; - Nộp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh (https://dichvucong.ninhbinh.gov.vn).
|
Đối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Trình tự thực hiện | * Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. * Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: cơ quan tiếp nhận thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
|
Thời hạn giải quyết | - Đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm: Trong thời hạn 200 giờ làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. - Đối với hoạt động trồng cây lâu năm: Trong thời hạn 80 giờ làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. - Đối với hoạt động: (i) Du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Nuôi trồng thủy sản; (iii) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác: Trong thời hạn 120 giờ làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. - Đối với hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ: Trong thời hạn 56 giờ làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. Thời hạn của giấy phép: - Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy điện có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm. - Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy điện có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình; công trình thủy điện không còn khả năng tiếp nhận nước thải. |
Phí | Không |
Lệ Phí | Không |
Thành phần hồ sơ | * Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Trồng cây lâu năm; (v) Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (vi) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ; (vii) Nuôi trồng thủy sản; (viii) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác; (ix) Xây dựng công trình ngầm, bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP; - Bản vẽ thiết kế thi công đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm; - Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép; - Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy điện; - Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy điện về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy điện của tổ chức, cá nhân; - Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa đối với hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ; - Bản sao giấy phép dịch vụ nổ mìn đối với hoạt động nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác. * Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy điện, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung: - Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; - Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; - Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án; - Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm; |
Số lượng bộ hồ sơ | 01 bộ |
Yêu cầu - điều kiện | Không |
Căn cứ pháp lý | - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
|
Biểu mẫu đính kèm |
File mẫu:
|
Kết quả thực hiện | Giấy phép. |