Nội dung cụ thể như sau:
Năm 2018 thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh Ninh Bình đã hỗ trợ nguồn vốn khuyến công địa phương cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng kinh phí hỗ trợ là 2.120 triệu đồng hỗ trợ cho 20 doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp; xử lý ô nhiễm môi trường; sử dụng năng lượng mới, năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Năm 2019 thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XIV, kỳ họp thứ 9 về việc quyết định phân bổ ngân sách địa phương tỉnh Ninh Bình phê duyệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí hỗ trợ là 1.450 triệu đồng, hỗ trợ cho 14 doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp; xử lý ô nhiễm môi trường; sử dụng năng lượng mới, năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Các doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung vào các sản phẩm, ngành nghề mà địa phương có lợi thế, chủ yếu là đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất và chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản, sản xuất gia công hang may mặc, các sản phẩm cơ khí vật liệu xây dựng…Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn luôn nêu cao tinh thần đổi mới sang tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ý thức chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp cận, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn vôi Nam Đô
Triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần tích cực khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Mặt khác, tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có những nhìn nhận tích cực về hiệu quả hỗ trợ của Nhà nước. Hệ thống tổ chức làm công tác khuyến công từng bước hoàn thiện, đã hình thành mạng lưới cộng tác viên khuyến công trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh. Thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, khảo sát học tập kinh nghiệm nên chất lượng cán bộ khuyến công ngày được nâng lên.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số khó khăn như sự phối hợp trong công tác cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp tuy có khác nhau, thông tin về doanh nghiệp chưa thật sự đầy đủ thiếu đồng bộ là những tồn tại không nhỏ, cần khắc phục. Các doanh nghiệp nhỏ còn hạn chế về nguồn vốn, sản xuất còn nhỏ lẻ, sản phẩm đơn điệu, thiếu kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn nên dễ có biến động trong quá trình đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch. Việc tiếp cận pháp luật ở một số doanh nghiệp, nhất là DNNVV còn hạn chế, có doanh nghiệp thiếu tính chủ động việc tuyên truyền tiếp cận các văn bản pháp lý. Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chưa thường xuyên thiếu sự phối hợp đồng bộ. Hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về chính sách khuyến công và các hoạt động khuyến công còn hạn chế, chưa đa dạng.
Tin và ảnh: Vũ Thu Trang – Phòng Khuyến công Tiết kiệm năng lượng