Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2025 có xét đến 2035

Ngày 10/4/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1235/QĐ-BCT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2025 có xét đến 2035.  

 

Ảnh minh họa.
 

Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2025 có xét đến 2035 do Viện năng lượng lập với mục tiêu: 

Thứ nhất là phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương với tốc độ tăng trưởng GRDP trong giai đoạn 2016-2020 là 8,07%/năm và giai đoạn 2021-2035 là >8,5%/năm. Cụ thể: Đến năm 2020, Công suất cực đại Pmax= 500 MW, điện thương phẩm 3.047 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 10,7%/năm, điện năng thương phẩm bình quân đầu người là 3.104 kWh/người/năm; đến năm 2025, Công suất cực đại Pmax= 750 MW, điện thương phẩm 4.761 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 là 9,3%/năm, điện năng thương phẩm bình quân đầu người là 4.231 kWh/người/năm; đến năm 2030, Công suất cực đại Pmax= 1.120 MW, điện thương phẩm 7.258 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2026-2030 là 8,8%/năm, điện năng thương phẩm bình quân đầu người là 5.627 kWh/người/năm; đến năm 2035, Công suất cực đại Pmax= 1.450 MW, điện thương phẩm 9.628 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2031-2035 là 4,2%/năm, điện năng thương phẩm bình quân đầu người là 6.051 kWh/người/năm. 

Thứ hai là đảm bảo cung cấp điện an loàn, tin cậy đảm bảo phát triển kinh tế chính trị và an sinh xã hội.

Thứ ba là xác định phương án đấu nốí của các nhà máy điện trong tỉnh vào hệ thống điện quốc gia đảm bảo khai thác hợp lý nguồn điện trong vùng và ổn định hệ thống điện khu vực.

Các hạng mục đường dây và trạm biến áp trong Quy hoạch phát triển lưới điện sẽ được thực hiện theo các giai đoạn cụ thể. Đối với trạm biến áp, giai đoạn 2016-2020, xây dựng mới 01 và mở rộng quy mô 01 trạm biến áp 220/110kV, xây dựng mới 08 và nâng cấp 06 trạm biến áp 110kV. Giai đoạn 2021-2025, xây mới 01 và cải tạo, mở rộng 01 trạm biến áp 220/110kV; xây dựng mới 04 và cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 06 trạm biến áp 110kV. Giai đoạn 2026-2030, cải tạo 01 trạm biến áp 220/110kV; xây dựng mới 04 và cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 11 trạm biến áp 110kV. Giai đoạn 2031-2035, cải tạo và mở rộng 03 trạm biến áp 220/110kV; xây dựng mới 02 và cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 15 trạm biến áp 110kV đồng thời xây dựng mới hơn 1.705 trạm biến áp lưới điện trung thế, cải tạo, nâng công suất 1.534 trạm biến áp lưới điện trung thế. Đối với phát triển năng lượng tái tạo sẽ xây dựng 01 nhà máy nhiệt điện tận dụng nhiệt khí thải của các nhà máy xi măng với tổng công suất lắp đặt 10 MW, 01 nhà máy sinh khối quy mô 6 MW. Ngoài ra, quy hoạch cũng đề ra lộ cải tạo hệ thống dây dẫn, hạ ngầm đường dây và lắp mới hệ thống công tơ,… Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2016-2025 cho xây dựng mới và cải tạo các công trình lưới điện có cấp điện áp từ 220kV trở xuống ước tính là 6.055,6 tỷ đồng.

Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2025 có xét đến 2035 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty truyền tải điện quốc gia, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và các nhà đầu tư thực hiện. Sở Công Thương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, quản lý việc thực hiện Quy hoạch.

Xem Quyết định chi tiết tại đây.
Nội dung đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2025 có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kW xem chi tiết tại đây.
Sơ đồ, bản đồ chi tiết Quy hoach phát triển điện lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2025 xem chi tiết tại đây.