Theo đó, thương mại tỉnh trong những năm tới sẽ phát triển đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, giao thông, du lịch… với điểm nhấn theo hướng “một trục hai cánh” gồm trục thành phố Ninh Bình - thành phố Tam Điệp và hai thị xã Phát Diệm, Nho Quan. Để thực hiện được quan điểm phát triển này, quy hoạch đã đưa ra 8 định hướng phát triển, như định hướng phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa; định hướng phát triển các hệ thống trị trường hàng hóa; định hướng phát triển không gian thương mại; định hướng phát triển thương mại điện tử; định hướng phát triển doanh nghiệp thương mại của các thành phần kinh tế; định hướng nâng cao năng lực hỗ trợ cho phát triển thương mại tỉnh; định hướng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại và định hướng phát triển thương mại gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Quy hoạch thương mại tỉnh lần này đã đưa ra hệ thống giải pháp và chính sách đồng bộ như giải pháp về thu hút vốn đầu tư, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về tổ chức quản lý, giải pháp về hợp tác với quốc tế, khu vực và các địa phương khác…. Với các giải pháp này, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP ngành thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung của tỉnh, tăng bình quân 13,8-14,5%/năm trong giai đoạn 2015-2020 và 14,5-15,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025; hệ số ICOR ở mức 4,0 trong cả giai đoạn 2011-2020; tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2015-2020 và 13,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025; tỷ trọng bán lẻ của các loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ đạt khoảng 30-40% vào năm 2020.
Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 được phê duyệt là định hướng và cơ sở để quy hoạch phát triển các loại hình kết cấu thương mại, góp phần phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh cả về lượng và chất, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong những năm tới.
Chi tiết xem tại đây.