Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình dựa trên chiến lược phát triển chung của cả nước, Quy hoạch phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của Bộ Công Thương và đặc biệt xuất phát từ phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, nhằm vạch ra một hành lang phát triển công nghiệp trên địa bàn trong tương lai, với mục tiêu trở thành một tỉnh phát triển trong Vùng vào năm 2020.
Trong đó, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đề ra mục tiêu giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; sắp xếp và tổ chức lại sản xuất các doanh nghiêp gây ô nhiễm môi trường theo hướng xử lý triệt để các vấn đề môi trường, đảm bảo phát triển sản xuất ổn định, bền vững; thu hút đầu tư các dự án công nghiệp sạch, công nghệ cao có nhiều ưu thế trong phục vụ du lịch. Giai đoạn 2021-2030: Tập trung đổi mới công nghệ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo ra các sản phẩm theo hướng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển các ngành nghề mới và công nghệ cao như: sản xuất lắp ráp điện tử - điện lạnh; vật liệu mới, cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ. Quy hoạch công nghiệp chia tỉnh Ninh Bình làm 3 vùng phát triển bao gồm vùng đồng bằng trũng trung tâm gồm hai địa phương là thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư chiếm 10,8% diện tích và 19,7% dân số toàn tỉnh. Vùng Công nghiệp 2 bao gồm thị xã Tam Điệp và 02 huyện Nho Quan và Gia Viễn có địa hình chủ yếu là đồi núi. Hiện vùng có diện tích 742,2km2 và 316.883 người chiếm 53,43% về diện tích và 34,9% về dân số so với toàn tỉnh.
Vùng Công nghiệp 3 bao gồm các huyện Yên Khánh, Kim Sơn và huyện Yên Mô với diện tích 497,9 km2 chiếm 35,8% về diện tích và 45,4% về số dân so với toàn tỉnh. Địa hình của vùng chủ yếu là đất đồng bằng và bãi bồi ven biển Vùng này đất đai phì nhiêu và bờ biển dài (~18 km), thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Theo Quy hoạch, tỉnh Ninh Bình sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp hóa chất, phân bón, nhựa; công nghiệp dệt may, da dầy; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ... Quy hoạch cũng đề ra một số cơ chế và chính sách chủ yếu nhằm phát huy hết lợi thế, tiềm năng của tỉnh đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp Ninh Bình ổn định và bền vững.
Xen chi tiết quy hoạch tại đây: