Bộ Lưỡi cày chảo của Hộ sản xuất Phạm Văn Chức

Bộ Lưỡi cày chảo của Hộ sản xuất Phạm Văn Chức ở xã Khánh Nhạc (huyện Yên Khánh) đáp ứng được tiêu chí về doanh thu và nhu cầu thị trường: Năm 2014 hộ sản xuất Phạm Văn Chức sản xuất được 100 bộ chiếc lưỡi cày chảo, giá bán sản phẩm 01 triệu đồng/sản phẩm, doanh thu từ sản phẩm đạt 100 triệu đồng để phục vụ bà con nông dân trên địa bàn tỉnh và các địa phương khác.

 

 

 

- Tiêu chí về chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - xã hội: Sản phẩm có tính năng, công dụng: cày lật đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nguyên liệu sản xuất sản phẩm có xuất xứ trong nước.

 

Quy trình sản xuất: Dựa trên công nghệ chế tạo lưỡi cày chảo của một số nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Australia, Hộ sản xuất Phạm Văn Chức đã nghiên cứu, chế tạo lưỡi cày chảo để phù hợp với sản xuất của nông dân`Việt Nam: Thép được cắt, tiện, đưa vào khuôn ép thành hình chảo, mài nhẵn. Thép hộp được tạo hình liên kết với chảo qua vòng bi. Bộ lưỡi chảo được gắn vào khung cày bằng bulong chữ U đảm bảo vững chắc khi cày hoạt động. Để cày hoạt động ổn định, cơ sở có bố trí thêm bánh định vị phía sau của dàn cày.

 

Đây là sản phẩm lưỡi cày chảo cải tiến ở Việt Nam, có nhiều ưu điểm so với lưỡi cày truyền thống của Việt Nam và cày chảo của các nước nhập về như: Độ bền cao, dễ sử dụng, tiết kiệm nhiên liệu, cày được trên tất cả các loại đất nông nghiệp, cả ruộng cao, ruộng trũng, ruộng có nhiều cỏ, rơm rạ, ruộng có đá sỏi; Độ tơi đất cao hơn cày truyền thống; Giá thành rẻ bằng 60% so với sản phẩm cùng loại nhập ngoại, hiệu quả kinh tế cao, lắp đặt dễ dàng vào các loại máy cày hiện có ở Việt Nam. 

 

- Tiêu chí về tính văn hóa, thẩm mỹ: Trước đây hầu hết máy cày của Việt Nam đều sử dụng lưỡi cày truyền thống để cày lật đất. Sản phẩm lưỡi cày chảo được thiết kế hình tròn, đĩa cày lăn theo đất và lật đất trong quá trình vận hành. Các chi tiết được chế tạo từ thép để đảm bảo độ bền chắc của sản phẩm.