Kết quả công tác xây dựng nông thôn mới tiêu chí số 4 giai đoạn 2011 - 2019

Sau 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nói chung và Tiêu chí số 4 về điện nói riêng, với sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành, sự đoàn kết, quyết tâm cao của tất cả các tập thể, cán bộ, đảng viên; và đặc biệt là sự đồng thuận, hưởng ứng từ nhân dân, kết quả đạt được đối với tiêu chí số 4 (Tiêu chí về điện) có nhiều nổi bật.

Lễ công bố và đón nhận huyện Yên Khánh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2018. Ảnh: Nguyễn Hải Yến – Phòng QLNL.

Thực hiện tốt việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2019 toàn tỉnh đã bàn giao được 52 tổ chức và đơn vị bán lẻ điện nông thôn. Tổng giá trị còn lại của tài sản lưới điện bàn giao là: 23.350.933.725 đồng, trong đó giá trị hoàn trả là: 22.716.162.238 đồng, giá trị ghi tăng vốn là: 634.771.487 đồng.
Trong giai đoạn qua, Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Ninh Bình đã tiến hành đầu tư vào hệ thống lưới điện: 303 trạm biến áp có tổng dung lượng 78.120 kVA; 734,395 km đường dây trung áp; 1.399.726 km đường dây hạ thế; 4.241 vị trí cột điện thay thế và di chuyển với tổng nguồn vốn đầu tư  970.663.000.000 đồng (chín trăm bảy mươi tỉ sáu trăm sáu mươi ba triệu đồng).
Tính đến hết ngày 30/6/2019 có 90/118 xã trên địa bàn toàn tỉnh đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 02 huyện, 01 thành phố là huyện Hoa Lư, huyện Yên Khánh và thành phố Tam Điệp được công nhận là huyện và thành phố đạt chuẩn nông thôn mới.
Với sự tập trung vào cuộc của các cấp, các ngành đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của Công ty TNHH một thành viên Điện lực Ninh Bình lưới điện đã được đầu tư lắp đặt xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp, chất lượng điện năng đảm bảo, tổn thất điện năng giảm, đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn nông thôn.
Tuy nhiên, vẫn có những nơi việc cải tạo nâng cấp và sửa chữa lưới điện chưa được kịp thời. Bên cạnh đó để lưới điện của các xã đáp ứng được theo Tiêu chí số 4 thì phải cần số kinh phí rất lớn (ước khoảng 8 đến 10 tỷ đồng cho một xã) để đầu tư nên việc huy động và bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp lưới điện gặp khó khăn.
Trong thời gian tới để hoàn thiện, hiệu quả hơn, phấn đấu thực hiện ngày càng tốt hơn tiêu chí số 4 về điện, Sở Công Thương cùng các cơ quan, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa. Nắm bắt kịp thời tình hình cung ứng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, qua đó có ý kiến đối với đơn vị quản lý lưới điện để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục./.


Bùi Xuân Tiến – P. Quản lý năng lượng
 

Các bài viết đã đăng

Sở Công Thương tổ chức Đoàn công tác Học tập kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại các tỉnh Tây Bắc

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP NGÀY 15/3/2024 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP

Mời tham gia Cuộc thi Bàn tay vàng thêu ren tỉnh Ninh Bình năm 2024

Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Sở Công Thương Ninh Bình tổ chức Huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp

Sở Công Thương Ninh Bình tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm năm 2024

Ninh Bình tham dự Hội nghị trực tuyến giao ban định kỳ về các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối

Sở Công Thương ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Sở Công Thương khảo sát dự án di chuyển đường dây 0,4kV và đường dây 22kV thuộc các lộ 471 trạm 110kV Gián Khẩu, lộ 472E23.14, lộ 973 TG Bái Đính tại huyện Gia Viễn